#1. Khiến bạn trở nên sang trọng?
#2. Nuông chiều mọi dáng người, béo, gầy, cao, thấp?
#3. Nuông chiều mọi kiểu trang phục, vest, tee, jeans, sơ mi?
#4. Đánh cắp trái tim của mọi quý cô bạn từng gặp?
...là khuôn mặt điển trai của bạn?
Áo trắng, quần chinos, đầu mohican, bạn chính là biểu tượng thời trang, không thể nào chỉ có một món duy nhất kết nối mọi món đồ trên người với nhau, món duy nhất khiến tổng thể bạn trông bảnh và hợp lý.
Vậy hãy để FTT Leather gợi ý cho bạn. Bạn nghĩ sao về... giày tây?
Không phải những đôi Oxford hay Derby với dây buộc cổ điển và bác học, cũng chẳng phải những đôi Brogue “hoa lá cành”, và chắc chắn càng không phải những anh chàng Loafer hiền lành e thẹn trước mặt sếp. Chúng ta đang nói đến những đôi giày Monk Strap “vẹn cả đôi đường” - mẫu giày tây bằng da duy nhất ra đời trước dây giày và đang lội ngược dòng lên ngôi vương dưới thời đại phong cách tối giản - minimalism giữa thế kỷ 21.
Giày Monk Strap là gì? Lịch sử hình thành của giày Monk Strap
Giày Monk Strap - giày thầy tu, dường như khá “non trẻ” đối với phần đông người tiêu dùng, nhưng thật ra lại có tuổi thọ lâu đời nhất so với những người anh em giày tây cùng nhánh.
Không ai biết chính xác người đầu tiên đi giày Monk Strap đến từ thời đại nào, chỉ còn lại những ghi chép công nhận lần đầu tiên thế giới được chiêm ngưỡng rộng rãi giày thầy tu khi một thương gia người Anh lỡ phải lòng thiết kế này và mang về châu Âu vào Trung kỳ Trung cổ (1000 - 1350 TCN).
Ngay từ cái tên đã nói rõ nguồn gốc giày Monk Strap: thầy tu. Ban đầu, vào thế kỷ 15, tiền thân của giày Monk Strap hiện đại là đôi dép sandals hở ngón được các thầy tu mang trên chân mỗi khi gặt hái hay trèo lên núi dốc. Dần dần, họ cần một mẫu dép bao ngón chân thay vì tiếp tục chịu đựng những cơn đau như cắt từ sỏi đá đường mòn. Từ đây, dép sandals kín ngón chân với hai quai có khóa chính thức ra đời, hay còn được biết tới với tên gọi giày Hence.
Những mẫu giày Monk Strap hiện hành kế thừa đặc điểm của phong cách bespoke - thiết kế riêng theo sở thích của từng khách hàng, được phát triển bởi nghệ nhân da giày John Lobb. Ông gửi thành phẩm của mình như một món quà tặng cho hoàng tử xứ Wales Edward, lúc này, giày Monk Strap đã hơi khoa trương so với nguyên bản. Năm 1920, hãng giày John Lobb quyết định đặt tên cho giày thầy tu là William - theo tên của con trai nhà sáng lập. Năm 1945, những đôi giày William Monk Strap đầu tiên đã bắt đầu được đưa vào sản xuất và phân phối bán lẻ.
Trước khi được sản xuất theo dây chuyền, Monk Strap từng bị thất sủng trước sự thịnh hành của giày dây buộc sau những năm 1800. Lúc bấy giờ, người ta cảm thấy phong cách giày dây đai và khóa gài không đủ trang trọng để điện cùng suit, lại quá cứng nhắc khi phối với trang phục thường ngày. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, dưới sự ảnh hưởng của biểu tượng thời trang đường phố Milan - Lino Ieluzzi, cùng sự cởi mở trong gu thời trang đại chúng thập niên 80s và 90s, giày Monk Strap mới thành công lội ngược dòng để len lỏi vào tầm mắt của giới mộ đạo giày tây. Thời trang là một vòng tuần hoàn, và khi những bộ sưu tập gần đây từ những mãnh hổ giới ăn mặc như Alexander McQueen và Yves Saint Laurent được ra mắt, con đường tiến tới ngôi vương của giày thầy tu ngày càng thăng hoa, và sẽ còn tiếp tục hưng thịnh dưới thời đại phong cách tối giản minimalism đang làm chủ mọi cuộc chơi.
Đặc trưng giày Monk Strap - “Tắc kè hoa” của làng thời trang
Nét độc đáo áo của giày da nam Monk Strap
Điểm ăn tiền của giày Monk Strap nằm ở thiết kế ôm chân mềm mại và hệ thống dây gài có móc khóa bằng kim loại chắc chắn. Đây là thiết kế kinh điển theo dáng giày Oxford, mẫu giày tây buộc dây được ưa chuộng nhất thế giới kết hợp với chất điềm đạm của giày lười Loafer, thêm một phần sắc sảo, bớt một phân cứng nhắc.
Về độ thoải mái khi mang trên chân, Monk Strap chiếm ưu thế so với Oxford cổ điển khi sở hữu một lớp vạt da trùm qua lưỡi gà thay vì mặt đối xỏ lỗ, khiến độ rộng phần thân giày thoải mái và nhanh thích nghi với chân như giày Derby - bản sao gần nhất của Oxford.
Về tính linh hoạt khi phối đồ, có hai điểm chính khiến giày tu sĩ sắc sảo và thanh lịch hơn một mẫu giày nam xỏ chân như Loafer: mũi giày Monk Strap không may thêm 2 tấm da phủ chân mỏ neo và đây là mẫu giày tây có khóa độc nhất vô nhị.
Chất liệu ưa chuộng làm nên giày tây nam Monk Strap
Với mục đích phục vụ thời trang công sở, hay trang phục dạo phố, những chất liệu da mềm mại như da thuộc và da lộn được ưu tiên trong sản xuất giày tu sĩ Monk Strap. Da lộn có tuổi thọ ít hơn do độ nhạy với không khí ẩm và thời tiết khắc nghiệt, vì vậy, nếu bạn không thuộc tuýp người tỉ mỉ trong công tác bảo quản da giày, một khoản đầu tư tất tay vào da thuộc ban đầu chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và chi phí duy trì đường dài.
Màu sắc phổ biến của giày Monk Strap
Điều kiện tiên quyết khiến bạn quyết định mua một đôi giày là gì? Bởi nó hợp với tủ đồ trong nhà của bạn!
Có người theo đuổi phong cách tối giản, có người theo đuổi phong cách nam tính trẻ trung, cũng có người thích mê phong cách đĩnh đạc trưởng thành, và thậm chí có người sở hữu tủ đồ “lai căng” mọi phong cách.
Từng chi tiết trên bộ đồ phụ thuộc vào kiểu dáng khác nhau của mỗi món phụ kiện và thời trang, nhưng để tổng thể nhìn hài hòa hợp mắt, màu sắc là chất phụ gia đậm bản sắc nhất trong mỗi công thức “lên đồ”. Chính những gam màu trung tính như nâu cafe, đỏ rượu, hay đen, bên cạnh thiết kế phá cách không thể “đụng hàng”, đã hình thành nên 99% độ thích nghi linh hoạt với mọi công thức phối đồ của Monk Strap, khiến người ta ưu ái phong cho dòng giày thầy tu mộc mạc ban đầu cái tên “phù thủy thời trang”.
Phân loại các kiểu dáng giày Monk Strap - Thời trang không tuổi hay chỉ là mốt nhất thời?
Dựa vào số lượng khóa trên vạt giày, người ta chia Monk Strap thành 3 loại chính: Single Monk Strap (giày 1 khóa), Double Monk Strap (giày 2 khóa) và giày Monk Strap cách điệu.
Giày Single Monk Strap
Một đai. Một khóa. Mu thấp. Nắp giày được đậy bằng ba miếng da. Nếu được đề cử một trong những mẫu giày đại diện cho xu hướng tân cổ điển với bất kỳ quý ông lịch lãm nào, khó có một đôi giày tây nam khác vượt trội hơn Single Monk Strap.
Tuy nhiên cũng bởi thiết kế quá đơn giản không rườm rà phụ kiện, các quý ông nên lưu ý cần một chút thời gian (tầm một đến hai tuần) thích nghi để da nắp giày hoàn toàn mềm mại, không còn cọ vào mu bàn chân nữa. Bù lại, phần lưỡi giày rộng - điểm độc đáo nhất ở Monk Strap, ngay từ đầu đã được sinh ra nhằm hỗ trợ mắt cá chân cử động linh hoạt, nên khi giày hoàn toàn nới rộng ra, bạn sẽ chẳng còn cảm thấy gò bó đôi bàn chân như thuở mới quen.
Nhìn xa ra khỏi những thông số kỹ thuật tầm thường, không biết, còn người yêu điện ảnh nào nhớ về một thời điệp viên 007 James Bond tung hoành cùng đôi Church’s Presley đen hay Church’s Westbury nâu cháy ngay trước những năm 2000 giữa hộp ký ức trắng màu bụi?
Giày Double Monk Strap
Xứng đáng với danh hiệu nam vương của tất cả các dòng Monk Strap, đôi giày tây nam hai khóa này là cánh bướm phản nghịch, thành công rung cảm tầng tầng lớp lớp hai vạn dặm dưới vực sâu nơi nhốt giữ cái tôi kiêu hãnh mà bạn nhút nhát không dám để “xổ lồng”.
Nhận ra sự bùng nổ từ nhu cầu cá nhân hóa phong cách thời trang của giới mộ điệu giày tây từ cuối thế kỷ 20, các nhà thiết kế hiện đại đã nỗ lực “bản sắc hóa” đôi giày thầy tu đơn điệu ban đầu theo một cách tinh tế nhất: nhân đôi khóa gài trên hai ngọn đai da chõe nhẹ.
Từ đây chính thức mở ra thời kỳ con người ta bỗng khai quật lại được những giá trị từng bị vùi lấp của viên kim cương thô Double Monk Strap, nhờ nước đi táo bạo dám “khai tử” thiết kế đai dây song song trên nền dép sandal của tu sĩ ban đầu khởi xướng bởi những con mắt tinh túy của nghệ nhân đóng giày lành nghề.
Cho đến cùng, đâu là khoảng cách tối thiểu giữa hai khóa mà những người yêu Double Monk Strap có thể thỏa hiệp?
✓ Quay đầu với hai đầu khóa chụm.
✓ Quay đầu với bốn góc 90 độ vuông vức cả đời chẳng thể giao nhau.
Giày Monk Strap cách điệu
Thực chất chúng ta đã từng được tiếp xúc với giày Monk Strap cách điệu nhiều hơn chúng ta tưởng. Còn nhớ đôi bốt da cao đến cổ chân Monk Strap Camberley được tài trợ bởi Crockett & Jones trên trường quay SkyFall (Rome) dưới bàn chân Daniel Craig chứ?
Giữ nguyên tôn chỉ ban đầu khi các nhà thiết kế hiện đại quyết định cải tổ đôi sandal tu sĩ mộc mạc: ai cũng có thể diện giày Monk Strap. Từ đó, giới mộ điệu giày da luôn ngầm khiêu khích mọi giới hạn của sự sáng tạo, nỗ lực thổi thêm cá tính vào kiểu dáng, màu sắc, số lượng khóa gài và thậm chí khắc thêm họa tiết để biến Monk Strap trở thành bạn thân của mọi bộ trang phục trên đời.
- Biến tấu trong số lượng khóa dễ dàng quan sát ở những mẫu giày Triple Monk Strap (3 khóa), hay thậm chí là Monk Strap 4 khóa, một điều hiếm gặp trong các cửa hàng da giày thông thường. Nếu bạn sinh ra với sứ mệnh chinh phục mọi thử thách trên đời, thì còn chần chừ chi nữa, hãy nhấc chân đến mọi tiệm da giày uy tín nhất mà bạn biết và rước ngay một anh chàng Triple Monk Strap phiên bản giới hạn về thôi. Biết đâu, trong 2 năm nữa, mấy anh thầy tu ba khóa bốn khóa lại tuyệt chủng?
- Biến tấu trong chiều cao cổ giày khá dễ hình dung qua hình ảnh đôi bốt mà 007 diện trên đấu trường thành Rome nước Ý. Nhưng sự sáng tạo là vô biên, và thay vì chỉ nâng cao cổ giày, những thương hiệu Monk Strap hàng đầu thậm chí đã từng sản xuất những mẫu giày cổ rụt, với đai khóa hướng về gót chân thay vì trúc xuống theo cách truyền thống. Thiết kế này đã thành công thu hút sự chú ý rộng rãi dưới tên gọi Cutaway Monk Strap, và hãy tìm đến hai ông lớn nếu đây chính xác là gu của bạn: John Lobb Paris và Edward Green.
- Biến tấu trong họa tiết không mấy được ưa chuộng đối với người hâm mộ Monk Strap lâu năm, bởi những hoa văn brogue có thể tính là khoa trương so với vẻ đẹp mộc mạc nguyên sơ của giày da trơn thầy tu có khóa.
- Ngoài những biến tấu về thiết kế sản phẩm, bản thân người mang giày cũng đã từng thử “nghịch ngợm” trong đi giày để hờ không khóa với hy vọng có thể gửi gắm màu sắc riêng biệt của bản thân mà không cần thay đổi bản chất của Monk Strap. Đó là biểu hiện của triết lý sprezzatura của những chàng trai trẻ Địa Trung Hải nổi loạn- đẹp dù không cố.
Single Monk Strap vs Double Monk Strap - Đâu là người bạn tâm giao của ta?
Giày nào tốt hơn là một câu hỏi tu từ không bao giờ có hồi kết, như cách bạn hỏi trứng có trước hay gà có trước; bạn yêu bố hơn hay mẹ hơn vậy.
Cho đến cùng, câu trả lời phụ thuộc vào gu cá nhân và tủ đồ trong nhà bạn tại thời điểm hỏi. Nếu bạn đang tìm kiếm những dáng giày trang trọng dễ phối với vest công sở hay đồ tây, Single Monk Strap sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Ngược lại, khi bạn đang đau đầu săn lùng đôi giày hoàn hảo phù hợp với chiếc quần chinos sẽ diện vào đám cưới cô em gái sang tháng, khó có đôi giày nào sắc sảo hơn Double Monk Strap.
Khi bạn quyết định mua một đôi giày, nghĩa là bạn đã chấp nhận cống hiến cho cả một lối sống, và cũng chỉ có bạn mới biết rõ, tủ đồ của bạn toàn thường phục hay đồ tây trang trọng, lối sống của bạn thiên về giày một khóa bác học hay giày hai khóa pha bản sắc cá nhân.
Cách mix đồ với giày Monk Strap - Đôi giày quyền lực biến cả tủ đồ của bạn thành nguồn cảm hứng sáng tạo
Để mà nói Monk Strap phối được với mọi tủ đồ thì quá tốt để thành sự thật, nhưng không thể phủ nhận tính linh hoạt, dễ dàng biến tấu theo nhiều loại trang phục như tắc kè hoa của giày thầy tu. Bên cạnh mẫu Monk Strap khóa đơn cân được đồ công sở trang trọng thì cũng có Monk Strap khóa đôi kết hợp tốt với áo blazer, quần chinos, áo polo trắng, jeans bụi bặm.
Mix đồ theo kiểu trang phục
Thời trang rất linh hoạt: mỗi dịp khác nhau cần mặc một kiểu dáng quần, dáng áo, dáng giày, dáng túi khác nhau. Sau đây là một số cách phối Monk Strap cổ điển dựa trên dáng trang phục phục vụ cho từng sự kiện trong cuộc đời bạn.
- Trang phục hàng ngày
-> Mùa đông: quần chinos xanh navy/xám + Monk Strap nâu + áo len.
-> Mùa hạ: quần jeans xanh + Monk Strap nâu + sơ mi Oxford không cài khuy cổ.
- Trang phục công sở thông minh
-> Kết hợp đi làm với đi dạo phố sau giờ làm: quần short + Monk Strap sáng màu + áo blazer hay quần chinos màu trung tính + Double Monk Strap + áo ghi lê xám.
-> Từ thứ 2 đến thứ 5 vùi mình vào deadline: quần chinos màu be + Single Monk Strap quai nâu + sơ mi trắng Oxford.
-> Khi đi công chuyện với đối tác: âu phục xám + Single Monk Strap đen + cà vạt có hoa văn.
-> Khi trời trở lạnh: bộ đồ ton sur ton than chì/xanh navy + áo cổ lọ + Monk Strap nâu.
- Trang phục bán trang trọng khi đi dự tiệc: quần chinos + blazer + áo polo/áo cổ cuộn/sơ mi Oxford + Monk Strap da nâu + kính mát + túi vuông.
- Trang phục trang trọng: complet đen/nâu sẫm + cà vạt đen + Single Monk Strap + sơ mi trắng Oxford.
Mix đồ theo màu sắc
Như chúng ta đã biết, màu sắc của một đôi giày sẽ quyết định tổng thể bộ y phục trong hài hòa hợp mắt hay nhìn cứ “sai sai”. Về cơ bản những gam màu tân cổ điển của giày thầy tu gần như không cho phép bạn mắc sai lầm nào khó tha thứ trong toàn bộ quá trình phối màu quần áo và phụ kiện, giúp bạn đạt được một vẻ ngoài không bao giờ lỗi thời.
Hãy bắt đầu với tông màu cơ bản nhất, có thể chiều chuộng hầu hết mọi bảng màu, màu nâu. Ít sắc sảo hơn so với màu đen, nâu có cơ chế làm dịu đôi mắt, mang lại khí chất trang trọng nhã nhặn cho bạn kể cả khi chơi đùa với những phụ kiện khó tính như cà vạt đen hay quần xanh navy.
Màu đỏ rượu vang - màu bordeaux, sang trọng như tên gọi của nó, được ưa chuộng với những bộ vest xanh đen mực thước, vẫn duy trì thần thái trang trọng của đồ tây, và thậm chí giúp nâng vẻ ngoài của bạn lên một tầm cao mới so với vùng an toàn, bởi đây không phải là một màu sắc phổ biến. Trên nền mọi chất liệu, dù là nhung, jeans, da lộn, lụa, hay chiffon,... chúng ta vẫn tóm được cái hồn quý phái của đỏ rượu, và combo kinh điển quần skinny jeans đen với giày bordeaux là bảo chứng sắc nét cho lời tuyên ngôn này. Ném vào một chút “bụi”, một chút “phủi”, giày đỏ rượu có thể khiến các tín đồ thời trang đường phố bất ngờ với pha “quay xe” uyển chuyển từ khí chất quý phái bẩm sinh thành nét tinh nghịch tươi trẻ, không hề cứng nhắc dù nó làm một mẫu giày tây điển hình.
Cùng kết lại với màu đen, sắc màu phải có trong mọi tủ đồ. Giày Monk Strap đen so với nâu có chút bóng bảy mượt mà, hơi cứng hơn so với đỏ rượu, vậy nên nó được ưu tiên trên diện trong các dịp trang trọng như đi ký hợp đồng hay đi gặp sếp thay vì party nhảy nhót, bởi không gì có thể triệu hồi khí chất thanh lịch, quý phái trong con người bạn tốt hơn màu đen.
Có nên đi giày Monk Strap nếu bạn theo phong cách thời trang nam trẻ trung, khỏe khoắn?
Tưởng chừng sẽ không có mẫu giày tây cao cấp nào đủ trẻ trung để hòa mình với trang phục thanh xuân như quần short hay áo polo một cách tự nhiên, vậy mà Monk Strap, với thiết kế giày lười có khóa đi ngược với mọi chuẩn mực, lại thành công khởi tạo nguồn cảm hứng vô tận khêu gợi sự sáng tạo và tính cá nhân hóa của nhiều tín đồ thời trang đường phố châu Âu. Thay vì chỉ mãi nằm trong vùng an toàn, ngày nào cũng “tiện tay” phối giày lười hay giày sneaker với quần short, hãy học tập cách làm của những quý ông Châu Âu - dùng trái tim nóng để yêu thời trang và cái đầu lạnh để luôn đi đầu tạo xu hướng mới. Họ mặc áo vest, quần short jeans/kaki, và đi giày Double Monk Strap, họ phá vỡ mọi rào cản thời trang trong xã hội cũ, họ đại diện cho nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong được cuộc đời nhớ mặt điểm tên.
Có nên kết hợp giày Monk Strap với vớ?
Nếu giày Monk Strap chỉ có thể phối với quần âu thì dù bạn có đi tất hay không cũng khó ai nhìn thấy. Những bởi Monk Strap là người bạn của mọi tủ đồ, “cân” được cả quần lửng, quần xắn gấu, quần short nên lúc này chiều cao quá cổ giày của vớ dễ làm bạn bối rối: hôm nay nên đi giày không đi tất hay đi?
- Dùng vớ với giày Monk Strap khi bạn cần mặc quần âu hay lễ phục tới các dịp trang trọng như đi làm, đi gặp gỡ khách hàng, đi bàn chuyện làm ăn với đối tác. Cách mix đồ tham khảo: vest nâu/đỏ rượu + vớ đen + giày Single Monk Strap than chì.
- Không cần dùng vớ khi đi giày Monk Strap hai khóa với quần cao trên mắt cá chân.
Những điều nên và không nên đối với giày Monk Strap
Nên làm
- Sử dụng dụng cụ đón gót (shoe horn) thay vì cố gắng xỏ giày bằng tay và làm nhăn/nứt cổ giày.
- Khi lựa chọn màu sắc, nên mua màu nâu nếu đây là lần đầu bạn diện Monk Strap, thậm chí có thể cân nhắc đỏ rượu hay huyết bò (oxblood). Tránh mua giày đen nếu bạn không phải là một tín đồ chuộng complet than chì/xám như thường phục hàng ngày.
- Muốn thêm một phần “phóng túng” mà không lập dị, hãy để mở một khóa Double Monk Strap như người Pitti Uomo thay vì cả 2 khóa như đàn ông Địa Trung Hải. Trong mắt các quý cô, điều này cũng tương tự như bạn mở khuy trên cùng cổ áo sơ mi vậy.
- Kết hợp giày tu sĩ với vớ sọc dài để tạo dấu ấn cá nhân trong phong cách thời trang của bạn
Không nên làm
- Diện Monk Strap với những món đồ quá trang trọng như tuxedo hay vest đuôi tôm, bạn sẽ làm mất nét phóng khoáng của thiết kế giày lười theo hướng moccasin.
- Phối Monk Strap với đồ thể thao, khá kệch cỡm!
- Chọn mua giày Monk Strap da lộn rẻ tiền thay vì da thuộc cao cấp, có khóa gài to bản và độ sáng bóng nhân tạo, dễ trầy xước, gỉ sắt.
- Diện Monk Strap theo sở thích mà quên đi quy tắc phối màu hài hòa mọi món phụ kiện trên người bạn hôm đó.
- Đi giày Single Monk Strap và quên cài khóa.
Địa chỉ mua giày Monk Strap uy tín tại Hà Nội
FTT Leather
Là cánh chim đầu đàn trong việc xây dựng nên hệ thống đồ da thật made in VN. Từ một shop đồ da kinh doanh nhỏ lẻ tại phố Hoàng Văn Thái (Hà Nội), FTT Leather đã nỗ lực không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất đồ da cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Sự thành công trong mô hình quản trị & kinh doanh đã tạo nên lợi thế về tính kinh tế theo quy mô lớn, một nhân tố hàng đầu cho việc định giá sản phẩm hợp lý, bên cạnh chính sách bảo hành và đổi trả toàn diện kéo dài 2 năm.
Địa chỉ mua giày da thật Monk Strap FTT Leather tại Hà Nội:
- 278 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân.
- 333 Giải Phóng, Thanh Xuân
- Tầng 3, 484 Quang Trung, Hà Đông
- 440 Ngô Gia Tự, Long Biên
Địa chỉ mua giày da thật Monk Strap FTT Leather tại TP.HCM:
- 1A Điện Biên Phủ, phường Đakao, Quận 1
Website: https://fttleather.com
Fanpage: FTT Leather
Lời kết
Vì giày Monk Strap không có dây nên không được ưa chuộng và phổ biến bằng những mẫu giày tây nam “an toàn” như Oxford hay Derby. Nét phóng khoáng trong thiết kế lai giày lười Loafer khiến Monk Strap không bao giờ nằm trên đầu lưỡi của những quý ông đầu tư kỹ lưỡng vào trang phục giao thiệp, và nét đứng đắn trong thiết kế giày tây cổ điển không phải trực tiếp là gu của những chàng thanh thiếu niên tràn ngập hơi thở thanh xuân.
Monk Strap thuộc về tủ đồ của những con người bình thường, ngày ngày vẫn đi làm, đi học, đi hẹn hò, đi ăn tối, đi dự tiệc, đi xã giao, những con người sẵn sàng chấp nhận mọi giới hạn về thời trang, những con người không thiên vị một trường phái thẩm mỹ cụ thể.
Phải lòng giày Monk Strap, bạn có quyền in đậm bản sắc cá nhân qua phong cách thời trang độc đáo không phải gu của mọi người, nhưng không hề lập dị bởi vẫn tồn tại sự tán thưởng của cả một cộng đồng đang tăng trưởng theo cấp số nhân từng ngày..
Hãy phá cách cùng Monk Strap, và đồng hành cùng FTT Leather trên hành trình đi tìm dấu ấn cá nhân trong mọi phong cách thời trang mà bạn hướng tới.