Có nên đốt cháy 5 triệu đồng chỉ để phân biệt áo da thật và giả?

Ngày đăng: 10:41 AM 08/06/2021 - Lượt xem: 1033

Meta: Đốt cháy là cách phân biệt áo da thật và giả uy tín nhất? Áp dụng các cách kiểm tra áo da thật và giả đa dạng khác bằng mắt thường chuẩn 99%.

 

Tôi vừa sắm cho mình một anh chàng FTT Leather cattleman cổ điển, bảnh tỏn với nước da bánh mật ôm trọn vòng eo như một bản giao hưởng hài hòa giữa bia cỏ với “múi” của mình.   Không phải Wilsons Leather, cũng không phải Schott NYC, … Đây là một chiếc áo da thật với chất lượng cao, vô cùng lý tưởng!

Mang chiếc áo về nhà, tôi thực hiện điều vẫn luôn quanh quẩn trong tâm trí từ khi còn ở tiệm … đó là đốt nó bằng chiếc bật lửa  của mình ? Đúng vậy, tôi muốn đốt rụi hơn nửa tháng lương mồ hôi công sức chỉ để tìm cách kiểm tra áo da thật hay giả!

Khi mồi lửa từ còn cách mép dưới 3mm, anh trai tôi bỗng tiến tới với sự bất ngờ trên khuôn mặt. “Này em trai! Đừng chơi dại! Để anh chỉ em vài chiêu phân biệt áo da thật và giả bằng mắt. Dễ lắm!” Tôi liếc nó. Không đốt, mà chỉ bằng mắt thường, kiểm tra được đâu là da thật da giả?

Da thật vs Da giả

Da thật là gì?

Đồ da thật (da thuộc) là các sản phẩm làm từ da tự nhiên của động vật. Người ta thuộc da động vật, hay xử lý da tự nhiên, bằng thảo mộc hoặc hóa chất. Quá trình thuộc và phủ sơn là cần thiết để bề mặt da bền và trông bóng bẩy hơn. 

Các nhãn hàng thường gắn lên đồ da tự nhiên những tag như real leather, genuine leather (da bò thật) hay 100% leather … để người tiêu dùng dễ phân biệt với da tổng hợp. Da tự nhiên có thể được thuộc nguyên miếng (top grain) hay tách lớp và phủ (coated split). Lớp da top grain sẽ mềm và bền hơn, là nguyên liệu lý tưởng cho áo da hay giày da. Da tách lớp khá cứng, thích hợp để làm ví da, thắt lưng. 

Sản xuất da tự nhiên được chia làm 4 dòng: full grain, top grain, genuine leather và bonded leather. Tuy đều là “da thật”, không phải tất cả các dòng này đều phục vụ sản xuất thời trang cao cấp. 

Một miếng da cá sấu ở châu Âu sẽ được xử lý khác với một miếng da cá sấu ở châu Mỹ, vì vậy, đừng mặc định bạn mua một chiếc ví mini của Paul Smith ở Ý sẽ đỉnh hơn dòng ví đó ở Tây Ban Nha.

Da giả và kỹ xảo chế tác

Da giả (da simili/PVC) là sản phẩm dệt kim Polyester trên nền tấm vải lót. Để tạo liên kết bền chắc giữa lớp lót và lớp da bề mặt, người ta thường nhuộm thêm một đến hai lớp nhựa PVC.

Sau khi định hình tạo vân giả da trên bề mặt, người thợ nhuộm thêm simili và lớp màu cuối để thành phẩm đẹp, bền và bóng bảy hơn. Quá trình chế tác cho da tổng hợp - những mảnh vụn da tự nhiên dưới lớp dệt Polyester được áp dụng tương tự, nên một phần nhỏ cộng đồng chơi đồ da có thể dễ nhầm lẫn giữa chúng. 

Các loại da thật  

Các loại da thật phổ biến

Trông tất cả những loại da động vật được sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang, đây là những người bạn đồng hành thân thiết và phổ biến nhất thị trường

   

Lỗ chân lông

Chất liệu

Thành phẩm

Da cá sấu

Chấm nhỏ ở vị trí ⅓ độ dài ô trên bụng

Gồ ghề, da từng bộ phận có cấu tạo không đồng đều

Túi xách, ví, giày dép, thắt lưng

Da bò/da trâu

 

Da trâu: to hơn lỗ chân lông da bò nhưng ít hơn về số lượng

 

 

Da bò: hình tròn, xếp thẳng hàng, phân bố đều nhưng không khít với nhau

 

Da trâu: thô hơn da bò

 

 

 

Da bò: mịn

Giày dép, áo khoác, thắt lưng

Da cừu

 

Các lỗ nhỏ li ti xếp thành hàng dài trải đều toàn bộ bề mặt, hình bầu dục

Mỏng, mềm

Túi xách, giày dép, áo khoác

Da dê

 

Các lỗ nhỏ bao quanh 2-4 lỗ to trên các đường vòng cung

Mịn, thớ chặt, dẻo

Thời trang săn bắn, bao tay, túi xách

Da ngựa

 

To hơn lỗ chân lông da bò, hình bầu dục

Xốp mềm

Túi xách, vali 

Da lợn

 

Từng chùm 3 lỗ hình tròn, hơi nghiêng, chụm lại với nhau

Các hình tam giác nhỏ khá cứng và phẳng

Giày dép, túi xách, vali

Giá áo da thật

Một chiếc áo da thật có thể được làm từ những loại da phổ thông như da bò, da cừu, da dê,... cho đến những loại da xa xỉ hơn như da cá sấu, da đà điểu, da ngựa. Sau quá trình thuộc da tinh xảo, nhà sản xuất sẽ phun thêm một lớp sơn để làm dậy lên độ bóng và bền màu của chiếc áo.

Do quá trình chế tác khắc khổ, một chiếc áo da thật có thể dao động từ 3 triệu cho tới vài chục triệu đồng (đặc biệt là áo da nhập ngoại chính hãng).

Cách phân biệt áo da thật và giả bằng mắt thường chuẩn nhất

Phân biệt bằng cách quan sát từng chi tiết

Mỗi công đoạn gia công một chiếc áo da thật đều phải trải qua những tiêu chuẩn kiểm tra nghiêm ngặt và kỹ lưỡng, vì vậy hãy chú ý tới những chi tiết nhỏ mà mắt thường bỏ sót.

  • Đường rìa: Sau khi được cắt bằng máy, rìa da vẫn giữ nguyên những sợi tua rua, trong khi da giả - chất dẻo không sợi, sẽ không để lại vết gì ở rìa. 
  • Các chi tiết dễ bỏ sót: Một tip nhỏ tôi học được từ chú em chơi hàng hiệu ở trên, hãy đọc kỹ miếng da mẫu/chiếc tag áo có ghi đầy đủ thông số kỹ thuật. Ngoài ra, một vài thủ thuật nhỏ khác có thể kể đến như quan sát móc áo, logo hãng, đường chỉ, font chữ in hay màu sắc. 
  • Bề mặt da: 
    • Da thật vẫn hiện rõ lỗ chân lông không đều, các nốt sần, những đường vân hay các nếp nhăn kể cả sau quá trình thuộc da, vì đó là đặc điểm da tự nhiên của bất kỳ loài sinh vật sống nào.
    • Ngược lại, những tấm da giả được phủ nhựa kỹ càng thường tạo cảm giác trơn bóng, láng mịn và bằng phẳng. Thậm chí, khi kỹ thuật sản xuất ngày càng trở nên hoàn thiện, người tiêu dùng trực tuyến rất dễ rơi vào cái bẫy “thật giả lẫn lộn”.

Phân biệt bằng cách quan sát màu sắc

Trên lý thuyết, do da giả dễ chế tác hơn, màu sắc những món đồ thời trang từ da giả sẽ đa dạng hơn về màu sắc. Còn da thật vẫn giữ nguyên tông trầm nguyên bản.

Dù vậy, những sắc màu phong phú và bắt mắt này sẽ bạc dần theo thời gian dưới sự giãn ra của da giả dưới tác động từ những ngoại nhân khách quan.

Nhưng hẳn sẽ chẳng quá khôn ngoan nếu bạn chờ đến khi chiếc áo đã bạc màu rồi mang tờ giấy bảo hành và hóa đơn từ 5 năm trước ra đòi bồi thường!

Do đó, cách làm này khá chủ quan và chỉ mang tính tham khảo tương đối.

Phân biệt bằng cách quan sát phần mặt cắt 

Một cách duy lý hơn việc dùng màu sắc để phân biệt da giả và thật là để ý phần mặt cắt, như đã nhắc ở trên. 

Da thật sau khi được cắt vẫn còn lại các sợi tua rua không đồng đều. Nếu bạn lấy móng tay cào thử lên phần bề mặt, các vết xước cũng rất khó hình thành. Ngược lại, lớp sợi dệt kim Polyester trên da giả không chỉ không thể liền lại sau khi bị cào xước mà còn sở hữu mép rìa đều đặn sau khi chất keo được cắt ngọt bằng máy trước lúc ra lò.

Phân biệt bằng cách quan sát các nếp nhăn

Nếu bạn không muốn cào xước chiếc áo da hoàn hảo còn thơm mùi đô la và móc áo, chỉ đơn giản là, hãy ấn tay vào da và quan sát.

Da động vật, cũng như da ở khuỷu tay con người, sở hữu có một độ mềm mịn khá tự nhiên, nên sẽ để lại vết lõm nhẹ sau khi bị ấn xuống, nhưng sẽ không bao giờ bị nứt.

Tất nhiên khi bạn tác động một lực vào da giả, lớp bề mặt vẫn sẽ di chuyển theo hướng của lực ngón tay bạn - phần bị ấn vẫn sẽ lún xuống, nhưng sau đó, da lại trở về độ cứng và hình dạng nguyên bản. 

Phân biệt bằng cách kết hợp với khứu giác

Ngoài những cảm quan ban đầu về mặt thị giác thường thức, bạn còn có thể dựa vào mùi da để phân biệt da thật và giả.

Nhận ra “mùi da” tự nhiên là một việc khó mường tượng, nhưng có một điều chắc chắn, da thật sẽ không bao giờ có mùi nhựa. Hãy cẩn thận xem xét lại quyết định mua của bạn nếu vô tình gặp được người bán khẳng định chắc nịch: áo da mới nên phải có mùi nhựa??

Phân biệt bằng cách khảo sát giá thị trường

Sản xuất da thật có 4 dòng: full grain (da lớp 1) - dòng xa xỉ nhất, top grain (da lớp 2) - dòng cao cấp nhưng giá cả phải chăng hơn, genuine leather (da lớp 3) - da xịn mềm và dễ chế tác hơn hai loại da trên, và cuối cùng, bonded leather (da cán) - tổng hợp các mẩu da động vật khác nhau được ghép vào bằng keo.

Mỗi loại da thật đều rất khó xử lý, vì vậy giá cũng không hề rẻ, dao động từ 2,5 triệu, 5 triệu và thậm chí là hơn 20 triệu một chiếc áo da.

Trong khi đó, da giả, kém hơn cả da cán, được bán với mức giá dao động dưới 1 triệu đồng, thậm chí có chiếc được gia công với giá VND 250,000.

“Tiền nào của nấy”, tuy không phải luật bất thành văn, nhưng với thị trường áo da thì chắc hẳn là câu vè thuộc lòng đối với người tiêu dùng thông thái.

Lời kết

Có nhiều hơn 3 cách phân biệt áo da thật và giả chỉ bằng mắt thường, nên đừng chỉ dựa vào những phương thức có thể làm tổn hại món đồ hàng hiệu của bạn trước cả khi nạp vào tủ đồ. 

Nếu bạn thực sự muốn đào sâu hơn về những kiến thức chuyên gia cũng như thường thức về đồ da, hãy để FTT Leather trở thành người đồng hành thân thiết của bạn!

Facebook