Áo da A-2 Jacket- Biểu tượng quân sự Hoa Kỳ

Ngày đăng: 03:44 PM 06/10/2017 - Lượt xem: 4813

A-2 Jaket - Niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ

 

Chắc hẳn trong chúng ta đã một lần thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên phim ảnh hình ảnh lính không quân Mỹ mặc trên người chiếc áo da A-2 jacket,một biểu tượng của toàn nước Mỹ như một niềm tự hào chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng như sự khẳng định sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ. Vậy điều gì đã làm nên chiếc áo đi vào lịch sử này?

 

1.Sinh ra trong thời cận chiến

 

Mẫu áo da  A-2 Jacket được không quân Mỹ chuẩn hóa sau sự thành công của mẫu áo A-1 được thiết kế và sản xuất năm 1927.  Vượt qua các bài thử nghiệm vào tháng 12 năm 1930,chuẩn hóa vào tháng 5 năm 1931 mang số hiệu quân sự 94-3040. Với nhiều cải tiến đáng kể so với dòng áo A-1 jacket, A-2 jacket được đặc biệt chú ý khi là một trong những dòng áo đầu tiên sử dụng khóa kéo,tại thời điểm đó khóa kéo được xem như một phát minh lớn đối với ngành may mặc.

Như bao thiết kế của các dòng áo quân sự khác, A-2 được thiết kế để phù hợp với đặc thù tác chiến của lính Mỹ,tác chiến mọi địa hình,mọi khí hậu khi mà chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã cận kề. Có thể nói rằng A-2 đã được sinh ra đã đáp ứng nhu cầu rất lợn về độ bền  của lính Mỹ thời đó. A-2 không chỉ được ưu chuộng sử dụng trong không lực Hoa Kỳ mà còn được thương mại hóa và được sử dụng rộng rãi trong toàn thể người dân Mỹ.

 

Một mẩu quảng cáo A-2 Jacket tại Mỹ

 

 

 

2. Gắn liền với lịch sử không quân Mỹ

 

Áo da A-2 Jacket gắn liền với phi công Mỹ như một phần trong cơ thể, từ khi huấn luyện cơ bản nhất đến những giờ phút sinh tử trên bầu trời hay nhưng giây phút vinh quang sau chiến trận. Có thể nói A-2 Jacket là người bạn đường không thể thiếu với mỗi phi công Mỹ. Từ thời thế chiến thứ nhất,khoang lái máy bay vẫn vẫn chưa là khoang lái kín,phi công phải chịu đựng nhiệt độ tới âm 50 độ khi bay,do vậy phi công Mỹ cần được trang bị một chiếc áo đủ ấm và đủ bền. A-2 Jacket đã đáp ứng được những như cầu đó.Trong môi trường khác nghiệt thao luyện cũng như chiến đấu A-2 luôn thể hiện sự bền bỉ, lỳ lợm đến kinh ngạc. Sau này,các hình vẽ hay biểu tượng do tự tay người phi công vẽ lên dùng để phân biệt chính các phi công trong hạm đội bay Mỹ.

 

Một tiểu đội "A2 Jacket" của không lực Hoa Kỳ

 

 

A-2 đã trở thành biểu tượng của không lực Hoa Kỳ thời đó. Các nghiên cứu cho ra các dòng áo mới vẫn tiếp tục được diễn ra nhằm thay thế và nâng cấp A-2 Jacket nhưng đến năm 1943, tướng Henry H.Arnold đã ký sắc lệnh hủy bỏ toàn bộ các hợp đồng nhằm tạo ra dòng áo mới thay thế A-2 Jacket. Qua đó biến A-2 Jacket trở thành mẫu áo không thể thay thế trong lực lượng không lực Hoa Kỳ.

 

Cùng với chiến thắng vang dội của không lực Hoa Kỳ trong khắp các mặt trận trong thế chiến thứ 2, A-2 Jacket một lần nữa lại gắn liền với sự vẻ vang,mang lại niềm vui chiến thắng cho Hoa Kỳ. Nó đại diện cho sức mạnh quân sự của người Mỹ,sức mạnh của một đế quốc số 1 thế giới.  Chiếc áo A-2 Jacket là một phần không thể thiếu trong các buổi lễ long trọng nhất để vinh danh không lực Hoa Kỳ. Người lính với chiếc A-2 Jacket là hình mẫu lý tưởng của người lính Mỹ thời đó.

 

Niềm tự hào của phi công Hoa Kỳ

 

 

Cho đến ngày hôm nay trong các buổi lẽ quan trọng của Quân đội,các đời tổng thống Mỹ vẫn thường xuyên mặc A-2 Jacket để tham dự như một niềm tự hào của quá khứ cũng như khẳng định sức mạnh trong tương lai của quân đội Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Clinton trong một buổi gặp tại Châu Âu năm 1999

 

Tổng thống Barack Obama trong một buổi nói chuyện tại bộ Quốc phòng Mỹ

 

 

 3. Còn mãi với thời gian

 

Cho dù chiến tranh đã kết thúc nhưng A-2 Jacket vẫn là dòng áo được sử dụng phổ biến trong không lực Hoa Kỳ rất nhiều thập kỷ sau đó. Huyền  thoại A-2 Jacket dường như không thể thay thế. Cùng với sự bùng nổ của công nghiệp điện ảnh và thời trang, A-2 Jacket càng được yêu thích tại Mỹ,đặc biệt trong giới Racer,đã tạo nên một phong cách rất Mỹ và chỉ có ở Mỹ.

 

Streetstyle của giới trẻ Mỹ

 

 

 

 

XEM THÊM NHIỀU MẪU ÁO BOMBER JACKET>>>>>>>>>>>>>>>>> Tại Đây<<<<<<<<<<<<<<<<

 

Facebook